Văn hoá và lễ hội truyền thống Đảo Hà Nam

Vào dịp đầu năm mới âm lịch, dân địa phương tổ chức lễ hội Tiên Công tại miếu Tiên Công thuộc xã Cẩm La trên đảo Hà Nam.[39], chính hội là ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch.Truyền thống để tưởng nhớ các vị tiên công đã có công lập đảo. Các cụ già từ 80 tuổi được làm lễ mừng thọ trọng thể, có thể tổ chức thành đám rước lên làm lễ ở miếu Tiên Công.[40] Miếu Tiên công được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 34/QĐ-BVHTT  ngày 09  tháng 02 năm 1990.[41]

Ngoài ra, dịp cuối và đầu năm, các hộ gia đình còn làm cỗ, rước lên nhà thờ họ để bày tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, gọi là lễ "Chạp họ" hoặc "Lên cỗ họ"[42]

Vào dịp đầu tháng 6 âm lịch), khu Phong Hải-Phong Cốc có lễ hội xuống đồng, hoạt động chủ yếu là thi tay nghề cấy lúa và đua thuyền rồng[43]. Lễ hội tuy có lịch sử lâu đời nhưng có thời kỳ bị gián đoạn đến mãi năm 2007 mới được phục dựng.

Loại hình văn nghệ dân gian nổi bật nhất ở Hà Nam là hát Đúm Hà Nam[44] lối hát chủ yếu là đối đáp giao duyên [45] có từ thời tiền nhân từ Thăng Long đến lập đảo[46].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảo Hà Nam http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/DEN-TRUNG-COC-a... http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/MIEU-TIEN-CONG-... http://www.vietnamtourism.com/index.php/tourism/it... http://queviet.eu/dat-nuoc-con-nguoi/phong-tuc-le-... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://anninhthudo.vn/phong-su/chuyen-xua-ke-duoi-... http://www.baogiaothong.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-... http://baotintuc.vn/doi-song-van-hoa/doc-dao-le-ho... http://cafef.vn/hop-long-cau-bach-dang-danh-thuc-n... http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Dieu-chinh-quy-hoach-...